I. Tổng quan về bệnh viện:
- Giới thiệu bệnh viện:
Hình1: Viện Y dược học dân tộc cổng 1
- Giới thiệu ngắn về Viện: (1)
Viện Y dược học dân tộc được thành lập theo Quyết định số 43/YTXHTB-TC ngày 24/12/1975 của Bộ Y tế Xã hội và Thương binh, được chuyển giao về Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 161/BYT-QĐ ngày 02/03/1985 của Bộ Y tế.
Viện Y dược học dân tộc là đơn vị phụ trách đầu ngành khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền của 19 tỉnh, thành miền Nam (trong đó có thành phố Hồ Chí Minh) và 05 tỉnh Tây Nguyên theo quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị có nhu cầu.
- Loại hình bệnh viện: Công lập, đa khoa.
- Hành chính và lãnh đạo:
Viện trưởng: BS.CKII. Huỳnh Nguyễn Lộc.
Sứ mệnh – tầm nhìn: Chăm sóc tận tụy- điều trị tận tâm
Thành tựu: Huân chương Lao động hạng Nhì (2012), hạng Ba (2006)[1].
Hình 2: khuôn viên của Viện
- Nhân sự: (2),(3)
Về nhân sự, Viện hiện có hơn 260 y, bác sĩ, trong đó có 1 tiến sĩ, 25 thạc sĩ, 14 chuyên khoa I, 4 chuyên khoa II, 18 bác sĩ và hơn 60 y sĩ, điều dưỡng, vật lý trị liệu …
Hình 3: Sơ đồ tổ chức của Viện
Hình 4: đội ngũ nhân viên y tế của Viện
Hình 5 : Đội ngũ nhân viên chụp ảnh tết cùng bệnh nhân
- Cơ sở hạ tầng:
Viện Y Dược Học Dân tộc TP.HCM có cơ sở hạ tầng vững chắc và không gian mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh. Khoa Khám bệnh của viện được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại, giúp bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả. Ngoài ra, viện còn có nhà thuốc đầy đủ, cung cấp thuốc chất lượng cao từ các đơn vị sản xuất uy tín. (2)
Hình 6: Khoa hồi sức tích cực
Hình 7: Giường nằm của viện
Hình 8: Trang thiết bị của Viện
Hình 9: Trang thiết bị của Viện
- Dịch vụ khám chữa bệnh
2.1. Khoa: (1)
2.1.1. Khoa Lâm Sàng:
Ngoại trú:
- Khoa khám bệnh đa khoa: Tiếp nhận và khám bệnh cho bệnh nhân, đưa ra chẩn đoán và chỉ định điều trị.
- Khoa vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: Hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng sau chấn thương, tai biến mạch máu não, các bệnh lý cơ xương khớp,…
Nội trú:
- Khoa Tim mạch cấp cứu: Chăm sóc và điều trị các bệnh
- Khoa Nội III: Chuyên về một số bệnh nội khoa cụ thể.
- Khoa Nội tim mạch và Thần kinh:Điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh.
- Khoa Nội ung bướu (Hỗ trợ, điều trị)
- Khoa Nội cơ xương khớp: Chuyên về các bệnh lý cơ xương khớp.
- Khoa Nội thần kinh: Điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh.
- Khoa Nội tổng hợp: Điều trị các bệnh lý nội khoa bằng các phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, thủy châm, điện châm, …Thạc Sĩ. Bác Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Diệp – Khoa Nội, Thạc Sĩ. Bác Sĩ Vũ Thái Sơn Phó Trưởng khoa Nội Tổng hợp
- Khoa Chăm sóc và điều trị nội trú: Chăm sóc và điều trị bệnh nhân nội trú.
- Khoa Ngoại tổng hợp: Thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa, tiểu phẫu bằng các phương pháp y học cổ truyền.
- Khoa Y học cổ truyền: Ứng dụng các phương pháp y học cổ truyền để chữa bệnh.
- Khoa Hồi sức tích cực, chống độc
- Khoa Châm cứu, Dưỡng sinh
- Khoa Da liễu: Điều trị các bệnh về da.
- Khoa Lão khoa: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
- Khoa Cấp cứu và sơ cứu: Sơ cứu và cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp.
- Khoa Hỗ trợ điều trị bệnh nữ giới (Khoa Phụ): Chuyên về các bệnh ngoại khoa liên quan đến phụ nữ.
2.1.2. Khoa Cận lâm sàng:
- Khoa Dược: Nghiên cứu, bào chế và cung cấp các loại thuốc y học cổ truyền đạt chất lượng cao.
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng: Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X-quang, siêu âm, CT-scan,…
- Khoa Xét nghiệm: Được biết đến là nơi thực hiện các xét nghiệm cần thiết để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị.
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa Dinh dưỡng: Tư vấn và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân. Bác Sĩ CK I Trần Vũ Lan Hương – Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng
- Khoa Chỉ đạo tuyến: Hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến dưới.
- Khoa Phòng, chống dịch bệnh: Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.
- Khoa Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe: Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
- Khoa Công tác dược và vật tư y tế: Quản lý thuốc và vật tư y tế.
- Khoa Quản lý Viện: Quản lý các hoạt động của Viện.
- Khoa Thực nghiệm: Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển y dược cổ truyền.
III. Giờ làm việc và thông tin liên hệ : (1)
- Giờ làm việc
Viện Y Học Dân tộc làm việc tất cả các ngày trong tuần với các khung giờ cụ thể như sau:
-
Từ thứ 2 – thứ 6: từ 6h30 đến 19h00.
-
Thứ 7 và Chủ nhật: từ 7h30 đến 16h30.
- Địa chỉ liên hệ
Nguyễn Văn Trỗi, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
- Kênh thông tin
-
Số điện thoại: (028) 38443047;
-
Hotline: 0964392632;
-
Tư vấn sức khỏe, dịch vụ: 0941573926;
-
Email: v.ydhdt@tphcm.gov.vn.
-
Website: https://vienyduocdantoc.org.vn/
IV: Quy trình khám bệnh
- Bước 1: Bệnh nhân đăng ký khám bệnh tại quầy tiếp nhận.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tiếp cho bệnh nhân.
- Bước 3: Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm hoặc siêu âm.
- Bước 4: Dựa trên kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và kê đơn thuốc hoặc tư vấn phương pháp điều trị và liệu trình cụ thể.
- Bước 5: Bệnh nhân thanh toán chi phí tại quầy thu ngân.
- Bước 6: Sau đó, bệnh nhân sẽ nhận được thuốc hoặc thực hiện các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bước 7: Bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà và nếu cần, họ có thể quay lại Viện để tái khám nếu tình trạng bệnh chưa giảm. Đây là quy trình linh hoạt và tiện lợi giúp bệnh nhân được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện tại Viện Y Dược Học Dân tộc TP.HCM.
Với những bệnh nhân không có thẻ BHYT, quy trình khám bệnh sẽ như sau:
- Người bệnh đến khu khám bệnh để điền thông tin cá nhân vào phiếu khám bệnh. Sau đó, nộp cho nhân viên y tế, lấy số thứ tự và đóng phí khám.
- Chờ đến lượt ghi trên phiếu, người bệnh nộp 20.000 đồng, lấy biên lai và số thứ tự khám.
- Di chuyển đến phòng khám bác sĩ, chờ ở ngoài, khi đến lượt thì vào phòng khám. Trường hợp bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm, người bệnh đến quầy đóng tiền. Sau đó, di chuyển đến khu lâm sàng để làm xét nghiệm.
- Người bệnh chờ kết quả và cầm kết quả về phòng khám để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
- Người bệnh đến quầy mua thuốc hoặc nhập viện theo chỉ định của bác sĩ.
Với bệnh nhân có thẻ BHYT, quy trình khám bệnh sẽ diễn ra như sau:
- Người bệnh đến khu khám bệnh để lấy số thứ tự và sổ khám bệnh. Lúc này, người bệnh sẽ cần nộp bản chính và bản photo của CMND, thẻ BHYT, giấy chuyển viện (nếu có).
- Di chuyển đến quầy thu ngân để nộp số thứ tự, sau đó đóng tiền khám và 50.000 tiền sổ khám. Sau đó, lấy biên lai và sổ khám.
- Người bệnh đến phòng khám ghi trên sổ và chờ đến lượt thì vào khám bệnh.
- Sau khi khám xong, người bệnh đến quầy thuốc để lấy thuốc hoặc nhập viện theo chỉ định của bác sĩ.
V. Chi phí khám chữa bệnh
- Bảo hiểm (1)
Giá khám bệnh:
- Khám thường: 20.000 đồng;
- Khám dịch vụ: 50.000 đồng;
- Khám lâm sàng: 50.000 đồng.
- Dịch vụ
- Bảng giá khám theo chuyên khoa.
-Bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (Chuyên gia theo yêu cầu): (1) https://drive.google.com/file/d/1e8GL3Gs7TTFNwpkBq8avIlkY1FPDmp73/view?usp=drive_link
- Giá dịch vụ xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh
.- Bảng giá dịch vụ xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh: (1) https://drive.google.com/file/d/1tEo_ZkIm0wyH4hFbJwaLNqv1Jac504xC/view?usp=sharing
- Bảng giá cho bệnh nhân BHYT .
-Bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (Bảo hiểm y tế) (5) : https://drive.google.com/file/d/1lcWo8zbO-t_pGuWRLrpeFR78dY9qd128/view?usp=drive_link
- Bảng giá cho bệnh nhân không BHYT
-Bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (Không bảo hiểm y tế) (6): https://drive.google.com/file/d/1EpvvIu0iakye6sZZZvtHA4ncI5RGUoYP/view?usp=sharing
- Các hình thức thanh toán (tiền mặt, thẻ, ví điện tử…)
Viện Y dược học Dân tộc TP.HCM quy định các hình thức thanh toán viện phí như sau: thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, thanh toán qua bảo hiểm y tế (BHYT) nếu có, và thanh toán bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Cụ thể:
- Thanh toán trực tiếp:
Bệnh nhân có thể thanh toán viện phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tại quầy thu ngân của viện. - Thanh toán qua bảo hiểm y tế (BHYT):
Nếu có thẻ BHYT, bệnh nhân sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về BHYT, bao gồm cả việc thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. - Thanh toán bằng các hình thức khác:
Viện có thể áp dụng các hình thức thanh toán khác như thanh toán qua ví điện tử, thanh toán trực tuyến, hoặc các hình thức thanh toán khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa bệnh nhân và viện.
Tài liệu tham khảo
1.Sơ Đồ Tổ Chức • Viện Y Dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vienydhdt.gov.vn/so-do-to-chuc
2.Viện y học dân tộc TP. Hồ Chí Minh https://medinet.gov.vn/benh-vien/vien-y-duoc-hoc-dan-toc-c16629-71039.
3.Bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (đối tượng BHYT)
https://www.vienydhdt.gov.vn/gia-vien-phi/bang-gia-dich-vu-kham-benh-chua-benh-doi-tuong-bhyt-2.html
- Bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (đối tượng không BHYT)