Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được hình thành từ năm 1903, khởi nguồn là một cơ sở y tế từ thiện của cộng đồng người Hoa bang Quảng Đông. Năm 1978, đơn vị chính thức trở thành bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP.HCM và mang tên Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Là bệnh viện đa khoa hạng I, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là tuyến cuối chuyên tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị cho người dân khu vực trung tâm TP.HCM và các tỉnh lân cận. Bệnh viện có quy mô trên 800 giường bệnh, với đầy đủ các chuyên khoa lâm sàng và cận lâm sàng, trung bình mỗi ngày tiếp nhận hàng nghìn lượt khám, điều trị nội trú và cấp cứu. Bệnh viện là cơ sở thực hành chính thức của Đại học Y Dược TP.HCM, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và nhiều cơ sở đào tạo y khoa trên toàn quốc. Ngoài ra, bệnh viện là đơn vị đào tạo liên tục (CME) với nhiều chương trình được Bộ Y tế công nhận [1]
Lịch sử hình thành [1]
- Thành lập năm 1903 dưới dạng Trạm y tế Đông y phục vụ cộng đồng người Hoa ở quận Chợ Lớn.
- 1919 đổi thành Y viện Quảng Đông (tư nhân).
- 1978 được công lập và đổi tên thành Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Định hướng [2]
Hiện đại – năng động – thân thiện – phát triển, áp dụng kỹ thuật tiên tiến như lọc máu theo chuẩn Nhật và kích thích não sâu điều trị Parkinson
Chức năng đào tạo [2]
Là nơi đào tạo – thực hành thường xuyên cho các trường như Đại học Y dược Tp.HCM, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,… Là nơi để cấp CCHN cho bác sĩ, Điều dưỡng,…
Ban giám đốc đương nhiệm [3]
BS. CKII. Võ Đức Chiến (Giám đốc); TS.BS Lê Cao Phương Duy (Phó Giám đốc); BS. CKII Đỗ Tuấn Linh (Phó Giám đốc); ThS. BS CKII. Lương Công Minh (Phó Giám đốc)
Nhân sự
Đội ngũ bác sĩ: Gồm nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II phụ trách các chuyên khoa
Danh sách các chuyên khoa
STT | Tên khoa | Chức năng | Trưởng khoa |
1 | Khoa Ngoại Thận – Tiết Niệu | Điều trị các bệnh đường tiết niệu, bệnh nam khoa, rối loạn bàng quang, bệnh lây qua đường tình dục… | TS. BS. CKI. Võ Phước Khương |
2 | Khoa Nội tiêu hóa | Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Tiêu hóa – Gan mật nội trú và ngoại trú. | BS. CKII. Võ Văn Nhanh |
3 | Khoa Dược | Cung ứng, bảo quản và quản lý thuốc phục vụ điều trị. | DS.CKI. Nguyễn Thu Thảo |
4 | Khoa Mắt | Chẩn đoán, điều trị các bệnh về mắt, phối hợp chuyên khoa khác, giảng dạy – đào tạo. | BS. CKII. Đặng Trung Hiếu |
5 | Khoa Tai Mũi Họng | Cấp cứu, khám và điều trị các bệnh Tai Mũi Họng; khám sức khỏe theo quy định. | PGS. TS. BS. Lâm Huyền Trân |
6 | Khoa YHCT – VLTL – PHCN | Điều trị kết hợp YHCT, Vật lý trị liệu và các chuyên khoa Tây y khác. | BS. Nguyễn Hữu Phúc Minh |
7 | Khoa Xét Nghiệm | Thực hiện xét nghiệm phục vụ khám, điều trị, đào tạo và chỉ đạo tuyến. | TS. BS. Nguyễn Minh Hà |
8 | Khoa Lão | Khám và điều trị bệnh nhân lớn tuổi, loét cùng cụt bằng các phương pháp hiện đại. | BS. CKII. Trần Hạnh |
9 | Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế | Khám, hội chẩn, tư vấn dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe. | BS. Lâm Vạn Phong |
10 | Khoa Tâm – Thần Kinh | Cấp cứu, khám, điều trị các bệnh thần kinh và tâm thần. | BS. CKII. Trần Trung Thành |
11 | Khoa Nội Tổng Hợp | Điều trị tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, nội khoa tổng quát. | BS. CKII. Nguyễn Trung Thành |
12 | Khoa Nội tim mạch | Khám và điều trị các bệnh tim mạch ở người lớn. | BS. CKII. Tạ Đình Việt Phương |
13 | Khoa Ngoại Tiêu hóa | Khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh về ngoại tiêu hóa. | BS. CKII. Trương Hữu Trí |
14 | Khoa Hồi Sức Cấp Cứu – Chống Độc | Điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, hỗ trợ cấp cứu toàn viện. | BS. CKII. Trần Thanh Bình |
15 | Khoa Gây Mê Hồi Sức | Khám trước mổ, gây mê/tê cho mổ cấp cứu và chương trình. | PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Chinh |
16 | Khoa Ngoại Tổng Hợp | Khám và điều trị nội trú và ngoại trú. | TS. BS. CKII. Huỳnh Thanh Long |
17 | Khoa Nội soi tiêu hóa | Chẩn đoán và điều trị cấp cứu và chuyên sâu các bệnh lý tiêu hóa – gan mật qua nội soi: xuất huyết, dị vật, viêm loét,… | BS. CKII. Trần Ngọc Lưu Phương |
Ngoài ra còn có các khoa như: Nhi, Thận – Lọc máu, Cấp cứu tổng hợp,… [4]
Hướng dẫn khám bệnh
Người bệnh khám có/không BHYT có thể qua 2 cách
1. Trực tiếp
- Bước 1: Lấy số thứ tự
- Người bệnh đến quầy chăm sóc khách hàng, quét thẻ BHYT (hoặc dùng ứng dụng VssID).
- Nhận số thứ tự và chờ được gọi.
- Bước 2: Đăng ký khám
- Khi được gọi đến lượt, người bệnh đến khu đăng ký khám bệnh:
- Nếu có thẻ BHYT, người bệnh sẽ được phân vào khu vực khám BHYT.
- Nếu không có thẻ hoặc yêu cầu riêng, người bệnh có thể chọn khám dịch vụ.
- Bước 3: Khám bệnh
- Vào phòng khám chuyên khoa theo hướng dẫn.
- Bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh.
- Bước 4: Quyết định điều trị
- Sau khi khám, tùy tình trạng của người bệnh :
- Có chỉ định cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm, X-quang…): người bệnh đi làm các xét nghiệm.
- Không cần xét nghiệm: bác sĩ kê toa thuốc và đóng hồ sơ.
- Sau khi khám, tùy tình trạng của người bệnh :
- Bước 5: Thanh toán
- Người bệnh đến quầy Tài chính – Kế toán để thanh toán phần chi phí còn lại (nếu có).
- Bước 6: Nhận thuốc
- Sau khi thanh toán, người bệnh mang toa thuốc đến khoa Dược để lãnh thuốc; kết thúc quy trình khám
Lưu ý
- Luôn mang theo thẻ BHYT hoặc CMND/CCCD khi đi khám.
- Nếu sử dụng ứng dụng VssID, đảm bảo điện thoại có internet và pin đầy.
- Bước 1: Đăng ký khám
- Người bệnh đến quầy Tài chính Kế toán để mua số đăng ký khám bệnh.
- Nhân viên hướng dẫn người bệnh vào khu vực khám.
- Bước 2: Khám bệnh
- Vào phòng khám chuyên khoa theo hướng dẫn.
- Bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và ra chỉ định.
- Bước 3: Quyết định điều trị
- Sau khi khám, bác sĩ sẽ quyết định:
- Có chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… → người bệnh cần thanh toán chi phí cận lâm sàng trước rồi mới thực hiện.
- Không cần xét nghiệm → bác sĩ sẽ cấp toa thuốc và hoàn tất hồ sơ bệnh án.
- Bước 4: Thanh toán tiền thuốc
- Bệnh nhân mang toa thuốc đến phòng Tài chính Kế toán (TCKT) để thanh toán chi phí thuốc.
- Bước 5: Nhận thuốc
- Sau khi thanh toán, bệnh nhân đến khoa Dược để nhận thuốc.
- Bước 6: Kết thúc quy trình khám
Lưu ý:
- Người bệnh có quyền chọn bác sĩ hoặc chuyên khoa theo nhu cầu.
- Mọi chi phí sẽ được thu trực tiếp, không áp dụng thẻ BHYT.
- Mang theo CMND/CCCD và các giấy tờ y tế cũ nếu có.
2. Thông qua APP GlobeDr [8]
- Bước 1: Tải và cài đặt app GlobeDr
- Tải ứng dụng “GlobeDr – Bác sĩ toàn cầu” trên App Store hoặc Google Play.
- Đăng ký/đăng nhập tài khoản.
- Bước 2: Chọn bệnh viện – chuyên khoa – bác sĩ
- Trên màn hình chính, tìm Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Xem lịch khám của bác sĩ, sau đó chọn ngày và giờ phù hợp.
- Bước 3: Xác nhận đăng ký và thanh toán
- Nhập đầy đủ thông tin cá nhân.
- Thanh toán ngay trên app (qua Payoo, QR, thẻ nội/ngoại, ví điện tử…) hoặc chọn “đặt trước, thanh toán sau” tại quầy.
- Bước 4: Nhận mã hẹn ưu tiên
- Sau khi đặt thành công, bạn sẽ nhận được mã xác nhận & lịch hẹn.
- Khi đến viện, đi thẳng đến quầy ưu tiên đặt lịch GlobeDr (tầng 1, khu A).
- Bước 5: Được hướng dẫn – khám bệnh
- Nhân viên hướng dẫn thực hiện các bước thủ tục cần thiết.
- Bạn vào phòng khám đúng giờ, gặp bác sĩ theo lịch đã đặt.
- Bước 6: Kết thúc khám
- Sau khám, hoá đơn và toa thuốc (nếu có) được xử lý nhanh.
- Bạn nhận thuốc hoặc thực hiện cận lâm sàng theo nhu cầu.
Giờ làm việc [9]
- Thời gian làm việc hành chính: Sáng 7h30 đến 12h, chiều 13h đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6. Cấp cứu: 24/7.
- Khám ngoài giờ: Hiện nay BV đang triển khai khám ngoài giờ ngày thứ 7 (7h30-15h30)
Địa chỉ liên hệ
468 Nguyễn Trãi, phường An Đông, TP.HCM
(https://maps.app.goo.gl/9uE7LHLAQdHQkYwSA)
Chi Phí Khám Bệnh
1. Khám chữa bệnh có BHYT
Áp dụng theo quy định tại Nghị Quyết 118/NQ-HĐND ngày 11/12/2024 của Hội đồng Nhân dân Thành phồ Hồ Chí Minh về khám và chữa bệnh có BHYT [10]
2. Khám chữa bệnh không có BHYT
Áp dụng theo quy định tại Nghị Quyết 118/NQ-HĐND ngày 11/12/2024 của Hội đồng Nhân dân Thành phồ Hồ Chí Minh về khám và chữa bệnh không có BHYT [11]
3. Khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu
Áp dụng theo bảng giá của bệnh viện áp dụng từ ngày 1/1/2025 [12]