Bệnh Viện Huyện Nhà Bè

I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN 

1. Giới thiệu bệnh viện: 

1.1. Giới thiệu ngắn gọn:

  • Bệnh viện Nhà Bè là một bệnh viện đa khoa tọa lạc tại số 281A đường Lê Văn Lương, ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp và trang thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao năng lực y tế của khu vực, giúp người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế toàn diện. Bệnh viện hoạt động với công suất 110 giường nội trú và có kế hoạch mở rộng lên 300 giường.

1.2. Lịch sử hình thành

  • Bệnh viện Nhà Bè được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 13/04/2007 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở chia tách từ Trung tâm Y tế huyện Nhà Bè. Bệnh viện được tổ chức lại trực thuộc Sở Y tế theo Quyết định số 852/QĐ-UBND ngày 11/03/2020 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện đã được Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép khám bệnh, chữa bệnh số 02809/SYT-GPHĐ ngày 19/05/2014.

1.3. Loại hình bệnh viện: 

  • Là bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Về chuyên môn, Bệnh viện Nhà Bè hoạt động theo mô hình bệnh viện đa khoa, cung cấp các dịch vụ khám và điều trị các bệnh lý. Các khoa chuyên môn chính bao gồm:

Phòng chức năng:

  • Phòng Tổ chức – Hành chính Quản trị
  • Phòng Kế hoạch Tổng hợp
  • Phòng Tài chính – Kế toán
  • Phòng Điều dưỡng

Các khoa chuyên môn:

  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và Chống độc
  • Khoa Nội Tổng hợp
  • Khoa Ngoại Tổng hợp
  • Khoa Nhi
  • Khoa Phụ sản
  • Khoa Liên chuyên khoa (Răng hàm mặt – Mắt – Tai mũi họng)
  • Khoa Y, Dược cổ truyền
  • Khoa Dược
  • Khoa Xét nghiệm
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh

1.4. Hành chính và lãnh đạo

  • Giám đốc: Ông Nguyễn Hữu Thơ.

1.5. Chất lượng và chứng nhận 

Bệnh viện Nhà Bè là bệnh viện hạng II. Bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, hành chính có trình độ chuyên môn từ trung cấp, đại học, cử nhân, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, được đào tạo và cập nhật kiến thức mới thường xuyên.

2. Nhân sự

  • Bệnh viện có tổng số 148 cán bộ y tế, bao gồm y bác sĩ, điều dưỡng, y tá và nhân viên văn phòng.
  • Hình ảnh thực tế, sơ đồ khuôn viên: 

3. Cơ sở vật chất

Bệnh viện Nhà Bè được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho chẩn đoán và điều trị, bao gồm:

  • Máy X-quang (cố định, di động, kỹ thuật số)
  • Máy siêu âm (trắng đen xách tay, màu 3 chiều, tổng quát, sản phụ khoa, tim mạch, 4 chiều)
  • Máy CT 8 lát cắt
  • Máy sinh hóa bán tự động, máy huyết học bán tự động và tự động
  • Kính hiển vi các loại, máy ion đồ, máy ly tâm, tủ ấm
  • Máy monitor thông số cơ bản, máy monitor sản khoa
  • Máy điện tim 1-3 cần
  • Máy đo loãng xương, máy đo thị lực – khúc xạ
  • Máy giúp thở đơn giản (CPAP), máy sốc tim
  • Máy bơm tiêm điện, máy bơm truyền dịch, máy hút đàm, hút dịch
  • Lồng ấp trẻ sơ sinh (kín và hở)
  • Máy cắt đốt điện, máy cắt đốt laser
  • Máy gây mê có giúp thở
  • Thiết bị sóng âm, thiết bị điện từ
  • Ghế máy nha
  • Máy nội soi (dạ dày có can thiệp, đại tràng có can thiệp, tai mũi họng có can thiệp)
  • Máy hấp ướt
  • Máy phát điện dự phòng 165 kVA
  • Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 70 m³/ngày đêm.

II. DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH

1. Danh sách các chuyên khoa

Chuyên khoa 

Cơ cấu nhân sự
Khoa khám bệnh Trưởng khoa: BS HOÀNG THI QUANG

Tổng số nhân sự hiện tại là 17 nhân viên gồm:

    • 3 BS khám chuyên khoa Nội
    • 2 BS chuyên khoa Mắt
    • 2 BS chuyên khoa RHM
    • 2 BS chuyên khoa TMH
    • 1 BS phòng khám BS gia đình
    • 1 YS (01 YS RHM) – đang học chuyên tu BS
    • 10 điều dưỡng: 01 ĐD trưởng khoa, 01 ĐD Mắt, 01 ĐD TMH, 01 ĐD RHM, 02 ĐD Nội, 02 ĐD Nhận bệnh, 01 ĐD tiêm ngừa, 01 ĐD BS gia đình
  • 1 hộ lý

Hoạt Động Khoa: Khoa khám bệnh có:

  • 8 phòng khám bệnh (phòng Mắt, phòng RHM, phòng TMH, phòng Nội 1, phòng Nội 2, phòng khám theo yêu cầu + phòng khám dinh dưỡng, phòng khám Tim Mạch, phòng khám BS gia đình).
  • 1 phòng tiêm ngừa
  • 1 phòng nhận bệnh

Ngoài ra còn có 02 phòng khám của BS tuyến trên theo đề án 1816 là phòng khám chuyên khoa hô hấp của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, phòng khám của bệnh viện 115 và có sự hỗ trợ, hợp tác của bệnh viện Mắt thành phố, bệnh viện Thủ Đức.

Khoa Nội tổng hợp Trưởng khoa: BS CK1 LÂM THA

Điều dưỡng Trưởng Khoa: ĐD Đỗ Thị Thu Kim Tuyến

Tổng số nhân sự hiện tại là 17 nhân viên gồm: 

  • 3 Bác sĩ điều trị
  • 14 Điều dưỡng

Hoạt Động Khoa:

  • Tiếp nhận tất cả bệnh nhân có nhu cầu điều trị kể cả bệnh nhân BHYT
  • Điều trị, chăm sóc bệnh nhân nội trú :
  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Bệnh thận
  • Các bệnh lý về đường hô hấp
  • Bệnh truyền nhiễm
  • Bệnh lý tim mạch
  • Các bệnh lý tiêu hóa
  • Các bệnh lý thông thường………
  • Thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên, dưới
Khoa Ngoại tổng hợp Trưởng khoa: BS Hà Văn Tuấn

Điều dưỡng Trưởng Khoa: ĐD Bùi Thị Diễm Thuý

Tổng số nhân sự hiện tại là 12 nhân viên gồm: 

  • 2 Bác sĩ Gây mê hồi sức
  • 1 KTV gây mê, hồi sức
  • 1 KTV bó bột
  • 1 Y sĩ
  • 6 Điều dưỡng
  • 1 Hộ lý

Hoạt Động Khoa:

  • Khám điều trị nội trú, ngoại trú các bệnh về ngoại khoa.
  • Phối hợp với BV 115 thực hiện các phẫu thuật về ngoại tổng quát: trĩ, thoát vị bẹn, bướu cổ, rò hậu môn, phẩu thuật vào ổ bụng.
  • Phẫu thuật kết hợp xương, nắn bó bột bỏ tồn trong gãy xương, trật khớp.
  • Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay, ngón tay bật, thoát vị đĩa đệm cột sống bằng laser do PGS.TS.BS Trần Công Duyệt thực hiện, Laser thẩm mỹ: đốt nốt ruồi, mụn cóc, mụn thịt, tàn nhang…
  • Tiêm thuốc nội khớp, tiêm thuốc viêm bao gân…
Khoa Nhi Trưởng khoa: BS CKI Phùng Thị Xuân

Điều Dưỡng Trưởng : ĐDTC Đặng Ngọc Thắm

Tổng số nhân sự hiện tại là 11 nhân viên gồm: 

  • 3 Bác sĩ điều trị
  • 7 Điều dưỡng
  • 1 Hộ lý
Khoa Chấn thương chỉnh hình Trưởng khoa: BS CKI. Nguyễn Tấn Hùng

Điều dưỡng Trưởng Khoa: CĐĐD. Trần Thị Thùy Ngân

Tổng số nhân sự hiện tại là 9 nhân viên gồm: 

  • 3 Bác sĩ điều trị
  • 6 Điều dưỡng

Nhiệm vụ: 

  • Chẩn đoán và điều trị chấn thương xương khớp: Tiếp nhận và điều trị các trường hợp chấn thương do tai nạn (giao thông, lao động, sinh hoạt), bao gồm gãy xương, trật khớp, tổn thương dây chằng, rách sụn khớp.
  • Điều trị các bệnh lý về xương khớp: Điều trị các bệnh lý về thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm gân, thoái hóa cột sống.
  • Phẫu thuật chỉnh hình
  • Phục hồi chức năng: Hỗ trợ phục hồi chức năng sau phẫu thuật hoặc điều trị chấn thương, giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động. Phối hợp với các chuyên gia vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để đưa ra các phương pháp tập luyện thích hợp.
  • Tư vấn và phòng ngừa: Tư vấn bệnh nhân và người nhà về các biện pháp phòng tránh chấn thương, bảo vệ xương khớp, cải thiện thói quen sinh hoạt để tránh những vấn đề về hệ cơ xương.
Khoa Gây mê Hồi sức Trưởng khoa: BS Trần Thiên Tường

Điều dưỡng Trưởng Khoa: CĐĐD. Lê Thị Ngọc Ánh

Tổng số nhân sự hiện tại là 11 nhân viên gồm: 

  • 5 Bác sĩ
  • 6 Điều dưỡng

Nhiệm vụ:

  • Thực hiện quy trình chuyên môn gây mê – hồi sức đã được người có thẩm quyền phê duyệt; Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động của khoa gây mê hồi sức trong bệnh viện;
  • Tổ chức thực hiện các hoạt động về gây mê hồi sức theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thực hiện nghiêm chỉnh và đúng quy trình công tác vô khuẩn và các quy chế chuyên môn của bệnh viện.
  • Phối hợp với các khoa phòng có liên quan trong bệnh viện để tăng cường chất lượng và hiệu quả trong công tác gây mê hồi sức, đảm bảo an toàn cho người bệnh;
  • Đào tạo, tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tham gia nghiên cứu khoa học;
  • Tham gia quản lý kinh tế y tế trong đơn vị; Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị được giao theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của bệnh viện.
Khoa Y học Cổ truyền và vật lý trị liệu Trưởng khoa: BS Nguyễn Văn Hoàng

Điều dưỡng Trưởng Khoa: ĐD Trần Thị Thùy Linh

Tổng số nhân sự hiện tại là 9 nhân viên gồm: 

  • 3 bác sĩ
  • 5 y sĩ

Các phương pháp và kỹ thuật trị liệu:

  • Châm cứu, điện châm
  • Thủy châm
  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Dưỡng sinh
  • Bốc thuốc thang và sắc thuốc đóng gói tự động
  • Điện từ trường
  • Laser nội mạch
  • Siêu âm điều trị
  • Tập vật lý trị liệu thụ động, chủ động có trợ giúp bằng dụng cụ, kéo cột sống cổ, cột sống thắt lưng…
Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và Chống độc Trưởng khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Kim Chi

Điều dưỡng Trưởng Khoa: ĐD Võ Thị Thanh Hương

Tổng số nhân sự hiện tại là 18 nhân viên gồm: 

  • 3 Bác sĩ
  • 11 Điều dưỡng
  • 1 Y sĩ (đang học chuyên tu lên bác sĩ)
  • 1 Hộ lý

Hoạt động chuyên môn:

  • Tiếp nhận, xử trí ngay các trường hợp cấp cứu (hồi sức tim phổi BN nặng bị đe doạ tính mạng, Cấp cứu và điều trị bệnh nhân bệnh tim mạch, Cấp cứu các ca tai nạn như TNGT, TNSH, TNLĐ,… Các bệnh truyền nhiễm, bệnh suy hô hấp…)
  • Phát hiện kịp thời các bệnh quá khả năng điều trị để gửi đi điều trị ở tuyến trên hoặc theo từng lĩnh vực chuyên khoa.
  • Coi người bệnh như chính người thân của mình.
  • Không gây phiền hà với người bệnh. Thực hiện tốt quy tắc ứng xử với người bệnh.
  • Đảm bảo tốt công tác chống nhiễm khuẩn: đội nón, mang khẩu trang, rửa tay đúng cách trước và sau khi tiếp xúc với BN.
  • Hạn chế tối đa sai sót chuyên môn.
Khoa Liên chuyên khoa (RHM – MẮT – TMH) Trưởng khoa: BS.CKI. Nguyễn Hữu Hiệp.

Điều dưỡng Trưởng Khoa: CNĐD. Nguyễn Thị Bích Tuyền

Tổng số nhân sự hiện tại là 15 nhân viên gồm: 

  • 3 Bác sĩ RHM
  • 3 Bác sĩ Mắt
  • 2 Bác sĩ TMH
  • 7 Điều dưỡng

Hoạt động của khoa:

  • Khám chuyên khoa RHM:
  • Tiếp nhận bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú và thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật, tiểu phẫu tại phòng khám như: chữa răng (trám Amalgam, trám thẩm mỹ, nội nha); nhổ răng; phục hình (tháo lắp, cố định, răng sứ); chỉnh hình hàm mặt; lấy vôi răng; tẩy trắng răng…;
  • Nha khoa thẩm mỹ phục hồi, làm răng giả, tẩy trắng răng tại ghế, điều trị tủy bằng máy Protaper.
  • Khám chuyên khoa Mắt:
  • Khám và điều trị các bệnh về mắt như: viêm kết – giác mạc, viêm màng bồ đào, glaucoma,…; thực hiện các phẫu thuật – thủ thuật: phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân, cắt u da mi, cắt bỏ chắp có bọc, lấy dị vật giác mạc, lấy sạn vôi, đo khúc xạ,…;
  • Soi đáy mắt tầm soát bệnh lý võng mạc trên bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn;
  • Phối hợp với các bệnh viện tuyến trên để thực hiện các kỹ thuật phức tạp: phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể, phẫu thuật cấp cứu nhãn khoa, phẫu thuật quặm.
  • Khám chuyên khoa TMH:
  • Khám và điều trị bệnh TMH, nội soi TMH, rạch abces Amydan, nhét mechè cầm máu mũi, mổ u bã đậu tai, hút dịch vành tai, xông mũi họng, chọc rửa xoang…
  • Phối hợp với bệnh viện tuyến trên thực hiện các phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn qua nội soi, phẫu thuật xoang hàm, phẫu thuật cắt Amidan, u hạ họng lành tính.

 

2. Khám bảo hiểm Y tế: Có khám BHYT 

III. GIỜ LÀM VIỆC VÀ THÔNG TIN LIÊN HỆ 

1. Giờ làm việc

  • Giờ khám bệnh ngoại trú: Thứ Hai đến Thứ Sáu, 07:00 – 16:30 
  • Cấp cứu: 24/7, liên hệ nhanh qua số nóng cấp cứu 115 hoặc 0966.291.010

2. Địa chỉ liên hệ

3. Kênh thông tin 

IV. QUY TRÌNH KHÁM BỆNH

Bước 1: Đăng ký khám

  • Tại quầy: Đến Phòng Khám Bệnh, trình thẻ BHYT cùng CMND/CCCD, nhận số thứ tự đăng ký khám tại quầy đăng ký.
  • Trực tuyến: Hiện Bệnh viện chưa triển khai app riêng, nhưng bạn có thể tra cứu khung giờ và đặt lịch sơ bộ qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, sau đó đến thẳng quầy để hoàn thiện thủ tục.

Bước 2: Khám lâm sàng – xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh

  1. Khám lâm sàng: Bác sĩ Khoa Khám Bệnh thăm khám, chẩn đoán ban đầu và chỉ định cận lâm sàng.
  2. Xét nghiệm: Thực hiện tại Khoa Xét Nghiệm với các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh, miễn dịch…
  3. Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang kỹ thuật số, siêu âm (bao gồm siêu âm 4D), CT-scaner, nội soi… theo chỉ định của bác sĩ.

Bước 3: Trả kết quả và tái khám: Sau khi có kết quả, quay lại Khoa Khám Bệnh để bác sĩ đọc kết quả, đưa chẩn đoán và kê đơn thuốc hoặc hướng dẫn điều trị tiếp theo.

Một số lưu ý khi đi khám

  • Mang theo thẻ BHYT còn giá trị sử dụng, CMND/CCCD bản gốc và bản sao.
  • Trường hợp khám theo tuyến phải có giấy chuyển tuyến từ cơ sở y tế ban đầu, nếu không sẽ chịu mức chi phí cao hơn.
  • Đến sớm trước giờ khám để làm thủ tục, tránh phải chờ đợi lâu.

Hướng dẫn thanh toán và bảo hiểm

  • BHYT: Thanh toán 5 % – 20 % mức đồng chi trả tùy nhóm đối tượng, phần còn lại BHYT chi trả theo quy định.
  • Bảo hiểm xã hội (BHXH): Áp dụng cùng khung BHYT nếu có quy định bổ sung.
  • Bảo hiểm tư nhân: Thanh toán phí đầy đủ theo bảng giá bệnh viện, sau đó bạn có thể tự làm hồ sơ để bảo hiểm tư nhân hoàn lại.

 V. CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH

CHI PHÍ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH

(từ ngày 01/01/2025)

STT Đối tượng áp dụng Đường dẫn tra cứu
1 Có bảo hiểm y tế Bảng giá dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh áp dụng cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế
2 Không có bảo hiểm y tế Bảng giá dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh áp dụng cho bệnh nhân không có bảo hiểm y tế
3 Khám chữa bệnh theo yêu cầu Bảng giá thu khám chữa bệnh theo yêu cầu
Lưu ý, các hình thức thanh toán bao gồm:

  • Thanh toán bằng tiền mặt.
  • Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng.

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/hinhanhposttin/2023-12/BVNhaBe.pdf

https://www.benhviennhabe.vn/https://www.benhviennhabe.vn/gioi-thieu-chung-1417060513-1417140895-1678156498-1739752128.html

https://drive.google.com/file/d/1iIGLWjXOCdk7wqmd5w6ZvrSzkX1skd8I/view

https://drive.google.com/file/d/1poIIdDbr-ecroy7UVQRPfI52ea2Cpf9f/view

https://drive.google.com/file/d/1Rm0OIkZab61A_n-TWzRcfRLDTuiZSqy5/view

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *