- Tổng quan về bệnh viện
- Giới thiệu bệnh viện
Bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 417/QĐ-UB ngày 22/07/1977 với tên gọi Viện Điều Dưỡng Thành phố trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 10/03/1998 được đổi tên Bệnh viện Điều Dưỡng – Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp theo Quyết định số 1231/QĐ-UB-NC. Ngày 25/12/2014 được đổi tên thành Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp theo Quyết định số 6373/QĐ-UBND. (1)
Lịch sử hình thành (1)
– Bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 417/QĐ-UB ngày 22/07/1977 với tên gọi Viện Điều Dưỡng Thành phố trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 10/03/1998 được đổi tên Bệnh viện Điều Dưỡng – Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp theo Quyết định số 1231/QĐ-UB-NC. Ngày 25/12/2014 được đổi tên thành Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp theo Quyết định số 6373/QĐ-UBND.
– Ngày đầu tiên thành lập được giao 90 biệt thự lầu song lập thuộc lô 2 và lô 4 khu cư xá Rạch Ông làm khu điều dưỡng cán bộ Thành phố. Đến nay, với cơ chế hoạt động mới, bệnh viện đã cải tạo lại các khu nhà cũ thành các khu điều trị liên hoàn. Với quá trình phát triển không ngừng về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị … bệnh viện đã luôn đáp ứng tốt cho nhu cầu phục vụ bệnh nhân ngày càng cao của người dân thành phố và người dân các vùng lân cận.
Chức năng – nhiệm vụ (1)
Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, Phục hồi chức năng, điều trị bệnh nghề nghiệp theo các hình thức nội trú, ngoại trú, Phục hồi chức năng ban ngày và tổ chức an dưỡng.
Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Phục hồi chức năng.
Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa.
Khám bệnh, chữa bệnh bằng Y dược cổ truyền.
Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
Hồi sức, cấp cứu.
An dưỡng.
Khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định.
Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu.
Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh nhân có nhu cầu điều dưỡng, phục hồi chức năng cho những bệnh cấp tính, mãn tính, bệnh nhân giai đoạn cuối, bệnh nghề nghiệp, người suy giảm sức khỏe, sau điều trị các bệnh cấp tính cần có thời gian phục hồi chấn thương, tai nạn, người tàn tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi bệnh viện trú đóng.
Lựa chọn các phương pháp điều trị, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng thích hợp, kết hợp dinh dưỡng, sử dụng thuốc chữa bệnh hợp lý và có đủ các chỉ số đánh giá về chức năng cho người bệnh khi vào viện, ra viện.
Sản xuất, cung cấp dụng cụ chỉnh hình và hướng dẫn sử dụng các dụng cụ trợ giúp, đào tạo và hướng nghiệp, tạo cơ hội cho người khuyết tật tự lập trong cuộc sống, tái hòa nhập với cộng đồng.
- Đào tạo nhân lực:
Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác;
Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành Phục hồi chức năng và cấp giấy chứng nhận theo đúng chương trình đào tạo.
- Nghiên cứu khoa học về y tế:
Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở về khám bệnh, chữa bệnh và Phục hồi chức năng, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc – kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh và Phục hồi chức năng.
- Chỉ đạo tuyến về Phục hồi chức năng và Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:
Chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng Phục hồi chức năng;
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về xây dựng, phát triển mạng lưới và hoạt động Phục hồi chức năng;
- Phòng bệnh:
Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật;
Tham gia công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định;
- Truyền thông giáo dục sức khỏe:
Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân;
Truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác Phục hồi chức năng, Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về Phục hồi chức năng, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp, tạo cơ hội cho người bệnh tự lập trong cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
- Thực hiện quy chế dược bệnh viện: theo quy định hiện hành.
- Quản lý kinh tế:
Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác;
Thực hiện xã hội hóa trong hoạt động của bệnh viện theo quy định của pháp luật;
Tiếp nhận và sử dụng các nguồn viện trợ.
- Hợp tác quốc tế:
Thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về Phục hồi chức năng và Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;
Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Phục hồi chức năng và Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Tổ chức sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả dụng cụ trợ giúp cho người bệnh. Hướng dẫn người dân sản xuất và sử dụng dụng cụ trợ giúp đơn giản cho người bệnh tại cộng đồng.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
Ban giám đốc đương nhiệm: TS.BSCKII. Phan Minh Hoàng (Giám đốc); BS.CKII Phan Nhật Khánh (Phó GĐ); ThS Trần Thị Hoài Thanh (Phó GĐ) (1)
- Nhân sự
Đội ngũ bác sĩ
– Có gần 20 bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, nhiều người có trình độ CKI/CKII sau đại học.
– Khoa cận lâm sàng, vật lý trị liệu, tổn thương tủy sống, bệnh nghề nghiệp… đội ngũ chuyên nghiệp theo sát quá trình điều trị. (1)
Hình ảnh thực tế, sơ đồ khuôn viên
Hình 1. Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp
Hình 2. Sơ đồ Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở vật chất – Trang thiết bị
Với lợi thế khuôn viên rộng rãi, cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại và không ngừng đầu tư phát triển, quy mô 500 giường bệnh với hơn 600 nhân sự, trong đó đội ngũ cán bộ trẻ đông đảo, được đào tạo bài bản, nhiệt huyết bên cạnh các nhân sự giàu kinh nghiệm thuộc nhiều chuyên khoa, nổi bật là chuyên khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm y tế chuyên sâu góp phần vào nền y tế kỹ thuật cao, y tế thông minh của Thành phố. (2) - Dịch vụ khám chữa bệnh
- Danh sách chuyên khoa:
– Khoa Khám bệnh, Cấp cứu, Hồi sức tích cực – chống độc.
– Phục hồi chức năng: tổn thương tủy sống, bệnh nghề nghiệp, tim mạch, nội tiết – tiêu hóa, thần kinh – sọ não, ngoại – chỉnh hình, y học cổ truyền, răng hàm mặt, dinh dưỡng.
– Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh – đo chức năng, xét nghiệm, dược, kiểm soát nhiễm khuẩn, xưởng dụng cụ trợ giúp. (1)
Quy trình khám bệnh (3):
Bước 1: Gửi xe trong nhà xe của bệnh viện. Vào cổng số 1, đến khu khám bệnh để đăng ký khám.
Bước 2: Qua quầy thu phí đóng tiền khám và nhận biên lai, số phòng khám.
Bước 3: Đến phòng khám nộp biên lai chờ gọi tên vào khám. Sau đó, khám lâm sàng và chẩn đoán, tùy theo tình trạng bệnh, BS có chỉ định xét nghiệm, cận lâm sàng, chẩn đoán xác định và kê đơn điều trị.
Bước 4: Thanh toán viện phí. Phát và lĩnh thuốc.
Lưu ý khi đi khám:
– Mang theo CMND/CCCD, thẻ BHYT, đơn chuyển tuyến (nếu có).
– Có thể đặt lịch qua điện thoại để giảm thời gian chờ.
– Nên tới sớm, mang khẩu trang, chuẩn bị dụng cụ cá nhân nếu cần.
III. Giờ làm việc & thông tin liên hệ
1.Thời gian làm việc (1): 07:30–12:00 & 13:00 – 16:30
Tiếp nhận khám chữa bệnh ngoại trú (1):
T2–T6: 7:30–11:30 & 13:00 – 16:30
T7, CN: Đóng cửa (cấp cứu 24/7 luôn sẵn sàng)
- Kênh thông tin (1)
Địa chỉ: 313 Âu Dương Lân, P.3, Q.8, TP.HCM
Số điện thoại: (028) 3856 9147 – (028) 3791 2960
Email: bv.dieuduong@tphcm.gov.vn
Website: http://bvphuchoichucnanghcm.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVien.PhucHoiChucNang.DieuTriBenhNgheNghiep
Ứng dụng (App) thuộc bệnh viện: BV PHCN-Đăng lịch khám bệnh
Bản đồ tích hợp Google Maps: https://maps.app.goo.gl/a3cjn7UTfyEh6FGfA
IV. Chi phí khám chữa bệnh
- Khám BHYT (4)
Theo đúng mức phí quy định (miễn phí khám BHYT, thanh toán BHYT chi trả).
- Khám không BHYT/Dịch vụ (4):
- Khám thường: ~100.000 ₫ (tham khảo)
- Dịch vụ vật lý trị liệu như cấy chỉ, thủy trị liệu: từ 100.000 ₫/lần .
- Cận lâm sàng:
Xét nghiệm, hình ảnh, duy trì vật lý trị liệu: giá BHYT và không BHYT khác biệt, cần lấy bảng giá chi tiết từ bệnh viện. (4)
Thanh toán: TIỀN MẶT/CHUYỂN KHOẢN.
Tài liệu tham khảo
(1): Website chính thức Bệnh viện Phục hồi Chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (http://bvphuchoichucnanghcm.vn/)
(2): Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp Medinet
https://medinet.gov.vn/benh-vien/benh-vien-phuc-hoi-chuc-nang-dieu-tri-benh-nghe-nghiep-cmobile16629-70926.aspx
(3) Bệnh viện phục hồi chức năng – điều trị bệnh nghề nghiệp – Thông tin, hướng dẫn đăng kí khám bệnh
https://vivita.vn/bai-viet/benh-vien-phuc-hoi-chuc-nang-dieu-tri-benh-nghe-nghiep-thong-tin-huong-dan-dang-ki-kham-benh.html?srsltid=AfmBOorpS44CYc-w26Y5cUBrTvuO8HANpHJEMoqf3NZUi8MAM5q6-fhJ
(4) Bệnh viện phục hồi chức năng – điều trị bệnh nghề nghiệp (2025). Bảng giá khám bệnh
https://drive.google.com/file/d/1DApjGFZJ766YZiui3nqgFCbN5NVM2lnA/view